Không có gì có thể tồn tại mãi mãi, thương hiệu cũng vậy. Dù cho một doanh nghiệp đã tạo cho mình một cái tên thật dễ nhớ, một câu slogan thật ấn tượng, một logo độc đáo dễ nhớ, xây dựng đượ một bản sắc văn hóa thương hiệu độc đáo, tung ra những chiến dịch quảng bá thương hiệu rầm rộ và được nhiều khách hàng hưởng ứng và nhớ đến thì điều đó cũng không có nghĩa là doanh nghiệp đó đã có thể nghỉ tay và mở tiệc ăn mừng. Xây dựng thương hiệu không phải là việc chỉ làm trong một thời gian nhất định mà đó là cả một quá trình nổ lực toàn diện, bền bỉ và không ngừng nghỉ. Chỉ cần một chút buông lỏng cũng sẽ có thể khiến cho thương hiệu của doanh nghiệp thất bại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn chỉ ra những lỗi thường gặp có khả năng giết chết một thương hiệu.
- Hệ thống nhận diện thiếu nhất quán
Sự nhất quán là yếu tố luôn phải được nhắc đến đầu tiên trong quá trình xây dựng thương hiệu. Cái tên,logo, slogan của công ty luôn phải giống nhau trong mọi hoàn cảnh. Cái tên xuất hiện ở bảng hiệu phải giống với tên được in trên danh thiếp và website kể cả màu sắc lẫn kiểu chữ. Ngoài ra, Việc quảng bá tên tuổi, thương hiệu của công ty chắc chắn sẽ không thể đem lại hiệu quả như mong muốn nếu như doanh nghiệp chỉ dùng 1, 2 kênh tiếp thị, quảng bá thương hiệu. Cho dù bạn có một cái tên, một logo, một slogan dễ nhớ nhưng nếu những thứ đó không được nhắc đến thường xuyên với khách hàng thì sẽ khó làm cho những điều đó in sâu vào tâm trí khách hàng.
- Hình ảnh nghèo nàn
Khi chúng ta học ngoại ngữ chúng ta thường được khuyên nên học từ thông qua hình ảnh vì hình ảnh sẽ dễ ghi dấu ấn trong tâm trí của chúng ta và giúp chúng ta nhớ lâu hơn. Thương hiệu cũng giống như vậy. Trong quá trình xây dựng và quảng bá thương hiệu hình ảnh là một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng giúp thương hiệu có thể ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Do đó, sẽ thật sai lầm nếu bạn bỏ qua hoặc không chú trọng vào bước sáng tạo hình ảnh (logo) trong quá trình xây dựng thương hiệu. Hình ảnh nghèo nàn, không được chú trọng, quá nhàm chán sẽ là thứ giết chết thương hiệu của bạn một cách nhanh chóng.
- Không đào tạo nhân viên
Việc xây dựng thương hiệu không chỉ được làm ở bên ngoài công ty mà cả trong nội bộ công ty cũng cần được xây dựng, quảng bá. Có thể nói nhân viên là những đại sứ thương hiệu, những bảng quảng cáo sống cho thương hiệu của công ty. Do đó, để xây dựng được một thương hiệu mạnh, thành công việc đầu tiên là hãy truyền cho nhân viên của bạn tinh thần thương hiệu để họ có thể làm tốt vai trò “ đại sứ” thương hiệu của mình trong chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Nhân viên chính là những bản quảng cáo “sống” cho thương hiệu. Hãy truyền bá cho họ tinh thần thương hiệu, để họ trở thành “đại sứ” trong chiến dịch marketing của bạn và đừng quên khen thưởng khi họ đạt thành tích tốt.
- Không kiểm soát các hoạt động thương hiệu
Trong quá trình xây dựng thương hiệu nếu doanh nghiệp không kiểm soát được các hoạt động quảng bá thương hiệu của mình sẽ dễ dẫn đến việc hoạch định chiến lược tiếp thị sai lệch,kém hiệu quả. Một cách mà các công ty thường dùng để kiểm soát hoạt động thương hiệu là khi có khách hàng gọi đến công ty, chi nhánh, hệ thống cửa hàng nhượng quyền… nhân viên trực điện thoại sẽ khéo léo hỏi xem họ biết công ty qua kênh nào để có thể thống kê những kênh quảng bá thương hiệu hiệu quả, tăng cường đẩy mạnh các kênh đó, giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược tiếp thị cho tương lai được chính xác hơn.
- Không tận dụng khách hàng thân thuộc
Khách hàng thân thuộc là kênh marketing hữu hiệu mà nhiều công ty thường bỏ qua. Có thể nói WOM (word of mouth – thông tin truyền tai) chính là công cụ giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu một cách cực kỳ hữu hiệu. Đừng ngần ngại mời những khách hàng thân thuộc của bạn tham gia vào quá trình quảng bá thương hiệu của công ty bạn. Chính những khách hàng này sẽ giúp bạn nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của công ty bạn. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng những ý kiến của khách hàng khi được dùng trên công cụ truyền thông như brochure, bảng quảng cáo sẽ đem đến tác dụng tạo niềm tin tốt hơn bất cứ điều gì. Vì thế nếu cần bạn có thể xin phép khách hàng để trích dẫn ý kiến của họ trên các quảng cáo của bạn.
- Sử dụng vật phẩm tiếp thị lỗi thời
Một lỗi gây hại cho thương hiệu mà các công ty nhỏ thường mắc phải đó là cố gắng sử dụng những sản phẩm tiếp thị quá lỗi thời. Thông thường khi in quảng cáo để giảm giá thành in ấn nhiều công ty thường cho in một số lượng lớn mà ước chừng số lượng đó có thể dùng cả chục năm. Và những công ty này chỉ thiết kế lại thương hiệu khi đã dùng hết những quảng cáo này kể cả khi logo, slogan trên những bảng quảng cáo đó đã quá lỗi thời. Một lời khuyên cho các doanh nghiệp đó là chỉ nên in các mẫu quảng cáo với số lượng vừa đủ. Thật sự sẽ rất nhàm chán nếu doanh nghiệp bạn cứ dùng mãi một logo, một thông điệp trong suốt thời gian dài.
- Không xây dựng thương hiệu cho dịch vụ chính
Bạn sẽ rất khó thành công nếu bạn quá tham lam và luôn muốn bao phủ hết tất cả các ngành hoặc dịch vụ. Hãy chọn cho doanh nghiệp của mình một dịch vụ chính và tập trung xây dựng thương hiệu và tiếp thị cho dịch vụ đó. Điều đó sẽ giúp bạn thàn công hơn so với việc bạn cố gắng tạo một thương hiệu cho tất cả các dịch vụ mà bạn kinh doanh.
- Slogan thiếu sức thuyết phục
Giống như logo slogan là yếu tố góp phần tạo nên một thương hiệu. Slogan của doanh nghiệp cần phải có sức thuyết phục và có thể khiến khách hàng tin nếu muốn thành công. Hãy thử nghĩ xem nếu bạn bước vào cửa hàng J.C. Penny’s 3 lần nhưng vẫn không thể tìm được thứ mình cần, thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ còn tin vào slogan “It’s all inside” của họ nữa. Chúng ta thường có câu nói” tiếng lành đồn gần, tiếng xấu đồn xa” vì thế nếu bạn tạo ra một logo không đúng với thực tế của doanh nghiệp bạn sẽ không thể thuyết phục khách hàng và khi đó những nỗ lực tiếp thị của bạn sẽ hoàn toàn tan thàn tro bụi.
- Slogan không hấp dẫn
Một lưu ý khi tạo ra một câu slogan hấp dẫn đó là câu slogan hay thường dùng khoảng 3-6 từ. Những từ đó phải đáng tin vậy và phải phù hợp với dịch vụ chính mà doanh nghiệp muốn quảng bá. Một câu slogan hay mà bạn có thể thấy đó là slogan của Wal-Mart “Always lower prices. ALWAYS” – với câu slogan này khách hàng có thể hiểu tại Wal-Mart họ sẽ luôn luôn có thể mua được những thứ có giá rẻ hơn bên ngoài mà không phải chỉ khi có khuyến mãi.
- Không biết xây dựng thương hiệu bắt đầu từ đâu.
Nhiều doanh nghiệp muốn xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh nhưng vẫn loay hoay không biết bắt đầu từ đâu. Câu trả lời là hãy xây dựng thương hiệu từ chính trong nội bộ công ty. Vì chính những nhân viên trong nội bộ công ty mới là người biết được những dịch vụ nào là dịch vụ chủ chốt của doanh nghiệp mình. Và cũng chính những nhân viên này sẽ là những ứng viên sáng giá cho danh hiệu “đại sứ” thương hiệu của công ty bạn. Một chiến dịch quảng bá thương hiệu muốn thành công cần bắt đầu được tạo dựng từ bên trong chứ hoàn toàn không phải từ bên ngoài. Tuyên truyền, xây dựng thương hiệu, bản sắc văn hóa trong nội bộ công ty tốt sẽ là bước đệm hoàn hảo giúp bạn đưa thương hiệu của doanh nghiệp ra bên ngoài, tiếp cận khách hàng.